Hoàn cảnh Trận Đà Nẵng (1858-1859)

Giữa thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.

Lợi dụng các mối quan hệ đã có từ thời chúa Nguyễn Ánh và sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, PhápTây Ban Nha đã viện cớ Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa và bắt bớ, giết hại nhiều giáo sĩ, giáo dân để tiến hành cuộc chiếm cứ nước Việt.

Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của Nhà NguyễnĐà Nẵng (Quảng Nam) vào ngày 15 tháng 4 năm 1847 và ngày 26 tháng 9 năm 1857, một ủy ban có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu[2] đã đệ trình và đã được Hoàng đế Napoléon III chấp thuận, chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch đánh chiếm Việt Nam.

Bởi Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, Căm Bốt và chỉ cách kinh đô Huế khoảng 100 km, rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân PhápTây Ban Nha (gọi tắt là liên quân). Ngoài ra, Đà Nẵng còn có cánh đồng NamNgãi để nuôi quân, còn có nhiều giáo sĩ và giáo dân thân Pháp.

Cho nên đánh chiếm được Đà Nẵng, vượt đèo Hải Vân, rồi tấn công ra Huế chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất để thực hiện được ý đồ của PhápTây Ban Nha. Tuy nhiên, phải chờ đến sau khi Hiệp ước Thiên Tân (28 tháng 6 năm 1858) được ký kết, quân đội Pháp ở Viễn Đông mới có thể rảnh tay chuyển sang mặt trận khác.